Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng

03/12/2020 14:13

Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng: Ngay từ thời cổ đại, hoa hồng được sử dụng là một phương pháp làm tăng hiệu ứng tích cực cho cơ thể con người, như tác động lên tâm trí và được sử dụng để làm đẹp da. Trong y học cổ truyền, người ta thường dùng hoa hồng để làm thuốc, chữa mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, các bệnh viêm da, đau bụng… Nhưng những lợi ích sức khỏe dưới đây của hoa hồng đem đến cho bạn những ngạc nhiên thú vị.

Về nguồn gốc của thức trà này, theo hóa thạch được tìm kiếm tại châu Âu, giống hoa hồng đã có từ khoảng 35 triệu năm về trước. Loại hoa này cũng đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm trước đó.

Khoảng 5000 năm trước, hoa hồng được xem như một dược liệu vô cùng quan trọng trong y học cổ truyền Trung Hoa. Dược liệu có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp cơ thể được thư giãn.

Trà Hoa Hồng Tốt Cho Đường Tiêu Hóa

Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng:

Giúp da đẹp mịn màng:

Trong cánh hoa hồng có chứa nhiều thành phần tốt cho da như Vitamin E, vitamin A giúp giữ ẩm và làm cho làn da thêm sắc chắc, mịn màng, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và quầng thâm.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng hàm lượng các chất chống oxy hóa trong cánh hoa hồng tương đương với trà xanh – thức uống nổi tiếng với hàm lượng chất oxy hóa dồi dào như quercetin và gallic acid. Chính nhờ sự có mặt của các chất này giúp cơ thể hạn chế được gốc tự do trong cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa.

Đồng thời, uống loại trà này hàng ngày còn là cách hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch, thúc đẩy sản sinh collagen giúp làn da được hồng hào, căng bóng, mịn màng. Với một nồng độ các chất kháng viêm và kháng khuẩn có trong cánh hoa giúp hạn chế sự hình thành mụn trứng cá, nám, tàn nhang. Uống trà hoa hồng mỗi ngày là một liệu pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn được chị em áp dụng từ rất lâu.

Chữa đau bụng kinh:

Năm 2005 các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của trà hoa hồng, với sự tham gia của 130 phụ nữ trẻ. Những phụ nữ này được chia làm 2 nhóm. Một nhóm uống trà hoa hồng. Nhóm còn lại uống nước bình thường.

Kết quả sau 6 tháng cho thấy nhóm được uống trà cải thiện dấu hiệu đau, khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh. Điều này chứng minh trong trà có chứa một lượng chất kháng viêm, giảm đau rất tốt. Đây sẽ là một mẹo hay có ý nghĩa đối với những chị em bị cơn thống kinh hành hạ.

Giảm triệu chứng đau họng và cảm cúm:

Trà hoa hồng tác dụng như thế nào với bệnh đau họng và cảm cúm ? Như trên đã nói, trong cánh hoa hồng chứa lượng lớn vitamin C. Đây là thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện các triệu chứng ho, viêm họng, cảm cúm. Ngoài ra, trong loại trà này còn cung cấp Vitamin B1, B2, K, beta-carotene, bio flavonoid, tanin và pectin hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và giảm viêm.

Cải thiện các bệnh đường tiêu hóa:

Loại trà này được chứng minh có tác dụng kích thích quá trình sản xuất mật, thúc đẩy dạ dày tiêu hóa tốt hơn, cải thiện chức năng ruột. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm lành các màng nhầy bị tổn thương và thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi. Chất pectin trong trà có khả năng liên kết với chất béo trong ruột, từ đó sẽ giúp đào thải chúng ra ngoài cơ thể.

Với những trường hợp bị tiêu chảy, kiết lỵ hay táo bón, uống trà hoa hồng cũng là cách giúp tình trạng này được cải thiện.

Liệu pháp giúp giảm cân:

Trà hoa hồng khô có tác dụng gì với việc giảm cân? Theo các nghiên cứu, trà chứa hàm lượng calo thấp và chứa lượng flavonoid cao. Nhờ đó mà một lượng mỡ dự trữ trong cơ thể sẽ được đào thải, hạn chế sự tích tụ vào các nội tạng.

Tuy nhiên, lượng flavonoid nhiều hay ít còn tùy vào từng loại hoa hồng, không phải loại nào cũng giống nhau. Vậy trà hoa hồng loại nào tốt nhất cho giảm cân ? Các nhà khoa học cho rằng, loại màu hồng là chứa nhiều flavonoid hơn cả, tiếp đến là loại màu vàng và ít nhất là loại màu cam. Vậy nên, nếu muốn dùng trà hoa hồng giảm cân thì chị em phụ nữ nhớ lựa chọn loại màu hồng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trà hoa hồng giúp giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi:

Có một nghiên cứu tại Thái Lan đã được tiến hành để chứng minh tác dụng này của trà hoa hồng. Theo đó, những người tham gia nghiên cứu sẽ được dùng trà. Kết quả cho thấy, đối tượng này đỡ căng thẳng và đầu óc thư giãn hơn nhờ mùi hương từ tinh dầu hoa hồng.

Cũng nhờ tác dụng này, trà được áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Mùi hương thoang thoảng của trà là liệu pháp để trấn an, giảm lo âu, giúp bạn thư giãn và ngủ ngon hơn.

Phòng ngừa và giảm đau xương khớp:

Các chất chống viêm trong trà hoa hồng có thể gần tương đương với thuốc chống viêm steroid NSAIDs – một loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm khớp. Đây là kết quả của một nghiên cứu về hoa hồng năm 2015.

Bên cạnh đó, trà còn giúp lợi tiểu, loại bỏ được nước tích tụ trong các mô gây viêm và đau. Điều này góp phần giúp cải thiện bệnh viêm khớp cho người bệnh.

Trà hoa hồng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư:

Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy tác dụng chống đột biến của chiết xuất hoa hồng có được là do hàm lượng anthocyanin khá cao, tương đương với các cây khác như việt quất, mâm xôi hay đậu nành đen. Các chất chống oxy hóa như catechin, EGCG và polyphenol cũng giúp đẩy lùi các gốc tự do, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây ung thư.

Hỗ trợ các bệnh về tim mạch:

Trong trà hoa hồng có chứa cyanidin-3-O-β-glucoside – một thành phần có khả năng làm giảm hoạt động của một enzyme gây ra các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa các triệu chứng liên quan như nhức đầu, chóng mặt.

Thanh nhiệt, thải độc gan bằng trà hoa hồng:

Đây là loại trà tốt cho gan, lại giàu chất xơ, nước và một số hợp chất có lợi cho việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp gan thải độc tốt hơn. Bởi vậy, với những trường hợp bị viêm gan, xơ gan, người bị nổi mụn nhọt nhiều… sử dụng trà hoa hồng hàng ngày là một giải pháp hữu hiệu.

Trà hoa hồng giúp tăng cường sức đề kháng:

Cánh hoa hồng chứa rất nhiều các thành phần tốt cho hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa như: vitamin C, vitamin K, carotene, Canxi, Kali, các loại vitamin nhóm B…

Không chỉ vậy, lượng canxi trong trà còn tác động đến quá trình trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn giúp bù đắp lượng men thiếu hụt trong dạ dày và ruột. Hay lượng Kali trong trà cũng giúp tuyến nội tiết được cải thiện hoạt động tốt hơn.

Điều này đã lý giải vì sao sử dụng trà sẽ giúp nâng cao được sức đề kháng, phòng ngừa được các bệnh vặt như cảm cúm, ho, sốt…hay ngăn ngừa được tác nhân gây ra các bệnh khác.

Tăng ham muốn tình dục:

Một số tài liệu y học cổ truyền Ấn Độ đã cho rằng loại trà này giúp tinh thần phấn chấn, tăng nhu cầu ham muốn tình dục một cách tự nhiên ở cả nam và nữ. Trước khi đi ngủ uống một ly trà hoa hồng, dùng một ít tinh dầu hoa hồng xoa lên tóc hay đốt đèn tinh dầu trong phòng. Đó chính là bí quyết để vợ chồng có cảm xúc thăng hoa trọn vẹn.

Trà hoa hồng giảm hôi miệng:

Hôi miệng là vấn đề tế nhị, là nỗi phiền muộn của rất nhiều người. Trà hoa hồng sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này. Cách làm rất đơn giản: lấy 5g hoa hồng cùng 200ml nước sôi hãm trong 10 phút. Khi trà còn ấm thì dùng để ngậm và súc miệng. Hay bạn có thể nhai trực tiếp cánh hoa. Kiên trì thực hiện đều đặn thì chắc chắn tình trạng này cũng sẽ giảm.

Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng

Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng

Cách Dùng Trà Hoa Hồng Hiệu Quả:

Cách pha trà hoa hồng tươi:

Nguyên liệu: 5 bông hoa hồng, mật ong hoặc đường, nước

Cách làm: Chuẩn bị nước có pha một ít muối. Cho hoa vào để rửa sạch bụi bẩn. Rửa lại hoa dưới vòi nước sạch để bớt độ mặn của muối, rửa nhẹ nhàng để tránh làm dập nát cánh hoa. Để ráo, cho 200ml nước đun sôi vào hãm trong 10 phút.

Vậy là bạn đã có một tách trà hoa hồng nguyên bông. Uống trà hoa hồng tươi cho thêm ít đường hoặc mật ong vào sẽ ngon hơn.

Cách pha trà hoa hồng khô:

Cách 1: Kết hợp nụ hoa hồng, gừng, mật ong, trà túi lọc

Nguyên liệu: 15g nụ hoa hồng, 10g gừng, 15ml mật ong, 1 gói trà túi lọc, nước.

Cách làm: Rửa sạch gừng, cạo vỏ và thái lát mỏng. Đun sôi nước rồi rót vào ly để ngâm trà túi lọc trong 2 phút. Cho tiếp gừng và nụ hoa vào trong ấm trà. Ngâm 10 phút rồi mang ra thưởng thức.

Trà hoa hồng mật ong sẽ ngon hơn với những người thích vị ngọt.

Cách 2: Kết hợp nụ hoa hồng, táo đỏ

Trà hoa hồng công dụng của nó khi dùng riêng đã mang lại nhiều lợi ích, kết hợp với các loại vị thuốc khác sẽ càng làm tăng hiệu quả để phòng và chữa bệnh.

Nguyên liệu: 15g nụ hoa hồng, 10g táo đỏ, nước

Cách làm: Cho nụ hoa hồng và táo đỏ vào ấm. Cho 200ml nước sôi vào ngâm trong 10 phút rồi thưởng thức.

Cách 3: Kết hợp nụ hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc

Ngoài cách hãm trà hoa hồng sấy khô riêng, bạn có thể cho thêm hoa cúc, hoa nhài để thêm hương thơm và vị đậm đà cho tách trà.

Cách 4: Làm trà sữa từ nụ hoa hồng

Trà sữa từ trà hoa hồng cách làm rất mới mẻ, độc đáo.

Nguyên liệu: 10 nụ hoa hồng khô, 4 gói trà túi lọc, đường, 200ml sữa tươi.

Cách làm: Cho thêm 2 thìa đường vào 400ml nước sôi. Cho 4 gói trà túi lọc vào ngâm. Thêm 10 nụ hồng và hãm trong 10 phút. Đun sôi sữa tươi, nhớ đánh đều tay. Sau đó đổ phần cốt trà vào khuấy đều.

Những Lưu Ý Khi Dùng Trà Hoa Hồng:

Không hãm trà hoa hồng cùng với trà xanh vì sẽ giảm hương vị và tác dụng của trà hoa hồng.

Không nên uống trà lúc bụng đói: Uống trà với một cái bụng rỗng sẽ khiến cho mất cân bằng acid và kiềm trong dạ dày. Do đó sẽ cản trở quá trình trao đổi chất, dễ dẫn đến khó chịu, cồn cào.

Trà hoa hồng có tốt cho bà bầu không? Loại trà này có tác dụng kích thích lưu thông máu nên có thể sẽ tăng co bóp tử cung, nguy cơ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy bà bầu nên tránh sử dụng.

Thường xuyên uống trà hoa hồng có tốt không? Mặc dù lành tính nhưng cần uống trà hoa hồng đúng cách, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều. Một ngày chỉ sử dụng khoảng 10-20g. Sử dụng theo

Thanh Tâm
Nguồn Sưu tầm

Bạn đang đọc bài viết "Tác Dụng Quý Của Trà Hoa Hồng" tại chuyên mục Cây thuốc quanh ta.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN HOA LAN VIỆT NAM và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Trung tâm phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website https://vietnamhuongsac.vn/ theo Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Chia sẻ Zalo

Cùng chuyên mục